Tuesday, June 12, 2012

Lưu ý khi sử dụng hệ thống máy nén khí

Lưu ý khi sử dụng hệ thống máy nén khí


Khi hệ thống máy nén khí của bạn được đặt ở nơi thích hợp, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên thì thời gian sử dụng của máy sẽ lâu hơn và bạn không phải sửa chữa những hỏng hóc lặt vặt, hoặc chịu đựng tiếng ồn quá mức của máy...

I. Môi trường đặt máy nén khí

Phải có địa điểm phù hợp để đặt máy nén, tốt nhất là để máy trong một phòng đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Phòng rộng rãi và đủ sáng để vận hành và bảo dưỡng, máy được giữ cách âm, cách tường bao quanh và trần ít nhất là 1,2 mét. Phòng cần có cửa thông gió phù hợp.
2. Môi trường không được quá nóng (<40oC) và bụi, máy cần có quạt làm mát với lưu lượng lớn hơn lưu lượng của quạt máy nén.
3. Chú ý tới hướng anh nắng có thể làm ảnh hưởng tới việc tăng nhiệt độ môi trường
Nếu đảm bảo tốt các điều kiện trên máy sẽ ít bị đóng bụi và quá trình axít hoá và loại ăn mòn khác sẽ chậm. Nếu chất lượng khí dưới mức tiêu chuẩn tốt nhất nên lắp đặt những thiết bị lọc để làm sạch khí.
Với kết cấu trong hộp và được đặt trên giá, máy nén loại này có thể di chuyển trên các nền xung quanh. Nếu di chuyển lên trên gác, bạn phải có những biện pháp bảo vệ tránh mài mòn.

II. Những yêu cầu lắp đặt của hệ thống điện 


1. Nên lắp một hệ thống cung cấp nguồn độc lập riêng cho máy, nó có thể ngăn ngừa sự quá tải hoặc không cân bằng của 3 pha khi nối với các thiết bị khác và 3 pha có hiệu điện thế ổn định trong phù hợp với điện áp danh nghĩa của môtơ, điện áp nằm trong khoảng dung sai 5% so với điện áp danh nghĩa. 
2. Lựa chọn đúng dây cáp điện mà máy yêu cầu.
3. Tỷ lệ nguồn ra và môtơ phải giống nhau.
4. Kiểm tra tránh sự rò rỉ (bị hở) các đường ống khí hoặc ống nước.

III. Công việc hàng ngày của máy nén khí

· Kiểm tra an toàn hệ thống điện:
· Kiểm tra an toàn hệ thống đường ống
· Kiểm tra vị trí các van ở trạng thái hiệu dụng, van cấp khí đầu ra mở.
· Bật nguồn và khởi động các thiết bị ngoại vi của máy nén như máy sấy khô khí trước.
· Khởi động máy nén và chắc chắn rằng nó làm việc bình thường, thí dụ như khi thời gian chạy khởi động, tiếng ồn khi máy chạy, áp suất hơi khí, áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ của khí và ghi lại toàn bộ các số liệu.
· Sau một thời gian, kiểm tra lại mức dầu, nếu dưới hoặc thấp hơn mức giới hạn, cho thêm lượng dầu bôi trơn theo yêu cầu.
· Nếu thấy những biểu hiện khác thường, ấn nút “OFF” hoặc nút khẩn cấp, chỉ khởi động lại sau khi giải quyết xong hư hỏng

IV. Những chú ý quan trọng khi vận hành máy nén khí

1. Dừng máy ngay lập tức khi xảy ra bất kì âm thanh khác thường.
2. Không được nới lỏng ống dẫn, không mở bulông và ốc hoặc đóng các van khi có áp suất.
3. Làm đầy dầu trở lại nếu như mức dầu quá thấp.
4. Vận hành nên thích hợp với những sự thay đổi bao gồm: áp suất hệ thống áp suất, hệ thống nhiệt độ, áp suất từng phần khác nhau, mức dầu và thời gian hoạt động.

V. Giữ gìn và bảo dưỡng máy nén khí


Lượng dầu bôi trơn là yếu tố thiết yếu ảnh hưởng tới hiệu suất và hoạt động của máy nén trục vít. Nếu dầu thiếu sẽ gây ra một vài hư hỏng của máy nén, vì vậy hãy sử dụng loại dầu đặc biệt của máy nén trục vít. Loại dầu đặc biệt dùng cho máy nén trục vít có chất lượng rất tốt, độ nhớt ở khoảng 66o C rất phù hợp cho máy nén trục vít và nó là yếu tố chống lại sự thoái hoá, rất khó để hoà tan vào nước thành dạng sữa hoặc nổi bọt và chống mòn v.v…

Chu kì thay dầu:

Ban đầu nên thay dầu sau khi máy hoạt động khoảng 500 giờ ( chạy rotđa)
Ở những lần thay sau nên thay sau khoảng 2.000 giờ với máy sử dụng dầu gốc khoáng, hoặc lâu hơn tới 8000h nếu dùng dầu tổng hợp.
(môi trường không tốt như bụi, nhiệt độ bên ngoài cao, làm thời gian sử dụng dầu ngắn)

Thay dầu và lọc dầu:

· Đóng van xả từ từ để cho máy nén không nạp khoảng 3 phút.
· Dừng máy và tắt nguồn điện.
· Khi áp suất trong thiết bị tách dầu – khí hết, mở đường dầu ra từ từ vừa ấn vừa xoay máy khoảng mười vòng.
· Dùng thiết bị mở đặc biệt để tháo lọc dầu, đặt nó vào chứa dầu và lau sạch khi không có dầu chảy ra ngoài.
· Tháo lọc dầu.
· Tháo đường cắm dầu và khoá van dầu lại để dầu bôi trơn tự động chảy vào bình dầu, và ngăn không cho dầu làm ô nhiễm môi trường.
· Đóng van dầu và đặt đường cắm dầu làm đầy lượng dầu bôi trơn cho tới mức giới hạn, Đóng nắp thêm dầu.
· Để máy dừng lại sau khoảng 5 phút vận hành, kiểm tra lại hệ thống áp suất của bình chứa dầu- khí. Khi mức dầu được duy trì ổn định là OK

Giới thiệu máy nén khí


Giới thiệu máy nén khí
 
Máy nén khí là các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Các máy nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho các hệ thống máy công nghiệp để vận hành chúng, để khởi động động cơ có công xuất lớn, để chạy động cơ khí nén hoặc các máy móc, thiết bị của nhiều chuyên ngành khác...


Các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động:

Máy nén khí chuyển động tròn:
Máy nén khí sử dụng chuyển động tròn của trục vít sử dụng 2 buli được nối vào 2 trục vít ép khí vào trong thể tích nhỏ hơn. Chúng được sử dụng rộng rãi khi cần làm việc liên tục trong thương mại lẫn trong công nghiệp, và có thể để cố định hoặc di chuyển. Khả năng làm việc của chúng có thể dao động từ 5 đến trên 500HP, từ áp suất thấp đến áp suất rất cao (8,3 MPa).

Loại này được sử dụng để cấp khí nén cho nhiều loại máy công cụ. Chúng cũng có thể sử dụng cho những động cơ có bơm tăng áp suất khí nạp như ôtô hoặc máy bay. 

Máy nén khí chuyển động tịnh tiến:
Máy nén khí chuyển động tịnh tiến sử dụng piston điều khiển bằng tay quay. Có thể đặt cố định hoặc di chuyển đuợc, có thể sử dụng riêng biệt hoặc tổ hợp. Chúng có thể điều khiển bởi động cơ điện hoặc động cơ đốt trong.
Máy nén khí sử dụng piston tịnh tiến loại nhỏ có công suất từ 5-30 mã lực thường được sử dụng trong lắp ráp tự động và trong cả những việc không chuyển động liên tục.
Những máy nén khí loại lớn có thể có công suất lên đến 1000 mã lực được sử dụng trong những ngành láp ráp công nghiệp lớn, nhưng chúng thường không được sử dụng nhiều vì có thể thay thế bằng các máy nén khí sử dụng chuyển động tròn của bánh răng và trục vít với giá thành rẻ hơn. Áp suất đầu ra có tầm dao động từ thấp đến rất cao (>5000 psi hoặc 35 MPa).

Máy nén khí đối lưu:
Máy nén khí đối lưu sử dụng hệ thống các cánh quạt trong rotor để nén dòng lưu khí. Cánh quạt của stator cố định nằm phía dưới của mỗi rotor lại đẩy trực tiếp dòng khí vào hệ thống những cánh quạt của rotor tiếp theo. Vùng không gian của đường đi không khí ngày càng giảm dần thông qua máy nén khí để tăng sức nén. Máy nén khí theo phương pháp nén khí đối lưu thường được sử dụng khi cần dòng chuyển động cao ví dụ như trong những động cơ turbine lớn. Hầu như chúng được sử dụng nhiều máy trong một dây chuyền. Trường hợp tỉ lệ áp suất dưới tỷ lệ 4:1, để tăng hiệu quả của quá trình hoạt động người ta thường sử dụng những điều chỉnh về hình học.

Máy nén khí ly tâm:
Máy nén khí ly tâm sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt hoặc bánh đẩy để ép khí vào phầm rìa của bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí. Bộ phận khuếch tán của máy sẽ chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất. Máy nén khí ly tâm thường sử dụng trong ngành công nghiệp nặng và trong môi trường làm việc liên tục. Chúng thường được lắp cố định. Công suất của chúng có thể từ hàng trăm đến hàng ngàn mã lực. Với hệ thống làm việc gồm nhiều máy nén khí ly tâm, chúng có thể tăng áp lực đầu ra hơn 10000 lbf/in² (69 MPa).

Nhiều hệ thống làm tuyết nhân tạo sử dụng loại máy nén này. Chúng có thể sử dụng động cơ đốt trong, bộ nạp hoặc động cơ tua-bin. Máy nén khí ly tâm được sử dụng trong một động cơ tua-bin bằng gas nhỏ hoặc giống như là tầng nén khí cuối cùng của động cơ tua-bin gas cỡ trung bình.

Máy nén khí dòng hỗn hợp:
Máy nén khí nén dòng hỗn hợp cũng tương tự như là máy nén khí ly tâm, nhưng vận tốc đối xứng tại lối từ rotor. Bộ khuyếch tán thường sử dụng để biến dòng khí hỗn hợp thành dòng khí đối lưu. Máy nén khí nén dòng hỗn hợp có một bộ khuyếch tán đường kính nhỏ hơn của máy nén khí ly tâm tương đương.

Máy nén khí dạng cuộn:
Máy nén khí dạng cuộn, tương tự như một thiết bị quay sử dụng bánh vít, nó bao gồm 2 cuộn lá chèn hình xoắn ốc để nén khí. Áp suất khí ra của nó không ổn định bằng của máy nén khí sử dụng bánh vít thông thường nên ít được sử dụng trong công nghiệp. Nó có thể sử dụng giống như một bộ nạp tự động, và trong hệ thống điều hòa không khí.

Máy nén khí màng lọc:
Máy nén khí có màng lọc sử dụng để nén khí hydro và nén khí đốt thiên nhiên. Máy nén khí thông thường được đặt phía trên những bình chứa để giữ khí nén. Thường là máy nén khí có dầu hoặc dầu tự do đều được sử dụng nhiều vì dầu sẽ xâm nhập vào dòng khí. Nhưng trong trường hợp máy nén khí cho thợ lặn thì 1 số lượng dầu dù là nhỏ nhất cũng không thể chấp nhận.

Sunday, June 10, 2012

Máy sấy khí và thiết bị xử lý khí nén


Máy sấy khí và thiết bị xử lý khí nén

Khí nén được tạo ra từ máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo từng mức độ khác nhau.
Chất bẩn bao gồm bụi,hơi nước trong không khí,những phân tử nhỏ,cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí.Khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn,rỉ sét trong ống và trong các phần tử của hệ thống điều khiển.Vì vậy,khí nén được sử dụng trong hệ thống khí nén phải được xử lý.Tùy thuộc vào phạm vi sử dụng mà xác định yêu cầu chất lượng của khí nén tương ứng cho từng trường hợp cụ thể.
Hệ thống xử lý khí nén được chia thành 3 giai đoạn:
1. Lọc khí thô: dùng bộ phận lọc bụi thô kết hợp với bình ngưng để tách hơi nước (loc khi nen).
2. Tách nước, làm khô: dùng thiết bị sấy(may say khi) khô khí nén để loại bỏ hầu hết lượng nước lẫn bên trong.Giai đoạn này xử lý tùy theo yêu cầu sử dụng của hệ thống khí nén.
+Sấy khô khí nén bằng máy sấy khí (tác nhân lạnh):Nguyên lý của phương pháp sấy khô bằng tác nhân lạnh là: khí nén đi qua bộ phận trao đổi nhiệt khí-khí (máy sấy khí).Quá trình làm lạnh sẽ được thực hiện bằng cách cho dòng khí nén chuyển động đảo chiều trong những ống dẫn. Nhiệt độ điểm sương tại đây nằm trong khoảng 2oC đến 8oC.Như vậy lượng hơi nước trong dòng khí nén vào sẽ được ngưng tụ.
Dầu nước,chất bẩn sau khi được tách ra khỏi dòng khí nén sẽ được tách ra ngoài qua van thoát nước ngưng tụ (bộ tự động xả nước).
+Sấy khô khí nén bằng phương pháp hấp thụ:
Chất sấy khô hay còn được gọi là chất hấp thụ nước sẽ hấp thụ lượng hơi nước ở trong không khí ẩm.Thiết bị gồm hai bình, Bình thứ nhất chứa chất sấy khô và thực hiện quá trình hút ẩm.bình thứ hai tái tạo lại khả năng hấp thụ của chất sấy khô. Chất sấy khô thường được sử dụng: Silicagen SiO2, nhiệt độ điểm sương từ (-50 độ C) Nhiệt độ tái sinh từ 120oC đến 180oC(may say khi hap thu). Chất tái sinh có thể là Al2O3 cũng thường được sử dụng.
3. Lọc khí tinh:loại bỏ tất cả các loại tạp chất,kể cả kích thước rất nhỏ đến 0,003µmm

Những đặc trưng của khí nén


Những đặc trưng của khí nén


- Về số lượng: có sẵn ở khắp mọi nơi nên có thể sử dụng với số lượng vô hạn.
- Về vận chuyển: khí nén có thể vận chuyển dễ dàng trong các đường ống, với một khoảng cách nhất định. Các đường ống dẫn về không cần thiết vì khí nén sau khi sử dụng sẽ được cho thoát ra ngoài môi trường sau khi đã thực hiện xong công tác.
- Về lưu trữ: máy nén khí không nhất thiết phải hoạt động liên tục. Khí nén có thể được lưu trữ trong các bình chứa để cung cấp khi cần thiết.
- Về nhiệt độ: khí nén ít thay đổi theo nhiệt độ.
- Về phòng chống cháy nổ: không một nguy cơ nào gây cháy bởi khí nén, nên không mất chi phí cho việc phòng chống cháy. Không khí nén thường hoạt động với áp suất khoảng 6 bar nên việc phòng nổ không quá phức tạp.
- Về Tính vệ sinh: khí nén được sử dụng trong các thiết bị đều được lọc các bụi bẩn, tạp chất hay nước nên thường sạch, không một nguy cơ nào về mặt vệ sinh. Tính chất này rất quan trọng trong các ngành công nghiệp đặc biệt như: thực phẩm, vải sợi, lâm sản và thuộc da.
- Về cấu tạo thiết bị: đơn giản nên rẻ hơn các thiết bị tự động khác.
- Về vận tốc: khí nén là một dòng chảy có lưu tốc lớn cho phép đạt được tốc độ
cao (vận tốc làm việc trong các xy - lanh thường từ 1 - 2 m/s).
- Về tính điều chỉnh: vận tốc và áp lực của những thiết bị công tác bằng v
được điều chỉnh một cách vô cấp.
- Về sự quá tải: các công cụ và các thiết bị được khí nén đảm nhận tải trọng cho
đến khi chúng dừng hoàn toàn cho nên sẽ không xảy ra quá tải.

Tuesday, April 3, 2012

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHÍ NÉN


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHÍ NÉN 

   1.1 Những đặc điểm cơ bản 
•  Hệ thống khí nén (Pneumatic Systems) được sử dụng rộng rãi trong công 
nghiệp lắp ráp, chế biến, đặc biệt ở những lĩnh vực cần phải đảm bảo vệ sinh, chống 
cháy nổ hoặc  ở môi trường  độc hại. Ví dụ, lĩnh vực lắp ráp  điện tử; chế biến thực 
phẩm; các khâu phân loại, đóng gói sản phẩm thuộc các dây chuyền sản xuất tự động; 
Trong công nghiệp gia công cơ khí; trong công nghiệp khai thác khoáng sản… 
•   Các dạng truyền động sử dụng khí nén
 + Truyền động thẳng là ưu thế của hệ thống khí nén do kết cấu đơn giản và linh hoạt của cơ cấu chấp hành, chúng được sử dụng nhiều trong các thiết bị gá kẹp các chi tiết khi gia công, các thiết bị đột dập, phân loại và đóng gói sản phẩm…   
 + Truyền động quay: trong nhiều trường hợp khi yêu cầu tốc độ truyền động rất cao, công suất không lớn sẽ gọn nhẹ và tiện lợi hơn nhiều so với các dạng truyền động sử dụng các năng lượng khác, ví dụ các công cụ vặn ốc vít trong sửa chữa và lắp ráp chi tiết, các máy khoan, mài công suất dưới 3kW, tốc độ yêu cầu tới hàng chục 
nghìn vòng/phút. Tuy nhiên, ở những hệ truyền động quay công suất lớn, chi phí cho hệ thống sẽ rất cao so với truyền động điện. 
•  Những ưu nhược điểm cơ bản: 
 + Ưu điểm: 
ƒ   Do không khí có khả năng chịu nén (đàn hồi) nên có thể nén và trích chứa trong bình chứa với áp suất cao thuận lợi, xem như một kho chứa năng lượng. 
Trong thực tế vận hành, người ta thường xây dựng trạm nguồn khí nén dùng chung cho nhiều mục đích khác nhau như công việc làm sạch, truyền động trong các máy móc… 
ƒ   Có khả năng truyền tải đi xa bằng hệ thống đường ống với tổn thất nhỏ;  
ƒ   Khí nén sau khi sinh công cơ học có thể thải ra ngoài mà không gây tổn 
hại cho môi trường. 
ƒ   Tốc độ truyền động cao, linh hoạt; 
ƒ   Dễ điều khiển với độ tin cậy và chính xác;  
ƒ   Có giải pháp và thiết bị phòng ngừa quá tải, quá áp suất hiệu quả. 
 + Nhược điểm: 
ƒ   Công suất truyền động không lớn. Ở nhu cầu công suất truyền động lớn,  
chi phí cho truyền động khí nén sẽ cao hơn 10-15 lần so với truyền động điện cùng 
công suất, tuy nhiên kích thước và trọng lượng lại chỉ bằng 30% so với truyền động điện; 
ƒ   Khi tải trọng thay đổi thì vận tốc truyền động luôn có xu hướng thay đổi do khả năng đàn hồi của khí nén khá lớn, vì vậy khả năng duy trì chuyển động thẳng đều hoặc quay đều thường là khó thực hiện. 
ƒ   Dòng khí nén được giải phóng ra môi trường có thể gây tiếng ồn. 
  Ngày nay, để nâng cao khả năng ứng dụng của hệ thống khí nén, người ta thường kết hợp linh hoạt chúng với các hệ thống điện cơ khác và ứng dụng sâu rộng các giải pháp điều khiển khác nhau như điều khiển bằng các bộ điều khiển lập trình, máy tính…  
  
1.2 Cấu trúc của hệ thống khí nén ( The structure of Pneumatic Systems) 
  Hệ thống khí nén thường bao gồm các khối thiết bi:  
 - Trạm nguồn gồm: Máy nén khí, bình tích áp, các thiết bị an toàn, các thiết bị xử lý 
khí nén( lọc bụi, lọc hơi nước, sấy khô…),… 
 - Khối điều khiển gồm: các phần tử xử lý tín hiệu điều khiển và các phần tử điều khiển đảo chiều cơ cấu chấp hành. 
 - Khối các thiết bị chấp hành: Xilanh, động cơ khí nén, giác hút…  
  Dựa vào dạng năng lượng của tín hiệu điều khiển, người ta chia ra hai dạng hệ thống  khí nén: Hệ thống  điều khiển hoàn toàn bằng khí nén, trong  đó tín hiệu  điều khiển bằng khí nén và do đó kéo theo các phần tử xử lý và điều khiển sẽ tác động bởi khí nén – Gọi là Hệ thống điều khiển bằng khí nén ( Hình 1.1a) và Hệ thống điều khiển  điện – khí nén - các phần tử điều khiển hoạt động bằng tín hiệu điện hoặc kết hợp tín  hiệu điện – khí nén.








Xe máy chạy bằng khí nén


Xe máy chạy bằng khí nén

Với quan điểm khí nén là lối thoát cho vấn đề nhiên liệu tương lai, chàng sinh viên Dean Benstead, đại học RMIT (Australia) đã chế tạo ra 02 Pursuit.

02 Pursuit giống như mẫu mô-tô đặc biệt 250 phân khối, hộp số lấy từ chiếc Yamaha WR250F và động cơ DiPietro chạy bằng khí nén. Kết cấu thân, gầm hiện tại giúp xe chịu được tốc độ lên tới 100 km/h. Nhà thiết kế trẻ tạo ra mô hình đầu tiên nhằm mục tiêu xây dựng ý tưởng hơn là những giải pháp công nghệ. Benstead tin rằng đặc tính của 02 Pursuit có thể được nâng cấp trong tương lại.
Mẫu 02 Pursuit do Dean Benstead thiết kế.
Ý tưởng thiết kế được xây dựng trên mô hình máy tính trước khi phần thân và khung gầm được một nhà máy cơ khí địa phương sản xuất. Benstead muốn khảo sát tỉ mỉ tính khả thi của việc thay thế việc sử dụng nhiên liệu truyền thống bằng khí nén.
Chàng sinh viên dự định thiết kế lại toàn bộ khung gầm và sẽ sử dụng vật liệu khác thay cho các ống thép nhằm mục tiêu giảm trọng lượng và tăng độ cứng vững cho thân.

Công nghệ khí nén thiên nhiên đã có mặt tại Việt Nam

Công nghệ khí nén thiên nhiên đã có mặt tại Việt Nam


CNG là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là metane CH4 được lấy từ những mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250atm) để tồn trữ. Do không có benzene và hydrocarbon thơm kèm theo, nên khi đốt, hai loại nhiên liệu này không giải phóng nhiều khí độc như NO2, CO…, và hầu như không phát sinh bụi.

Công nghệ khí nén thiên nhiên CNG lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam bằng sự ra đời của nhà máy khí thiên nhiên CNG tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành bắt đầu hoạt động từ cuối tháng 8-2008.

Ứng dụng của khí CNG

Về công nghệ xử lý khí thiên nhiên để dùng trong sinh hoạt và công nghiệp, ngoài công nghệ khí hóa lỏng LPG (đã dùng lâu nay tại Việt Nam), còn có công nghệ khí nén tự nhiên CNG (Compressed Natural Gas). Khí CNG dùng làm nhiên liệu sạch cho các động cơ máy móc và phương tiện, dùng làm nhiên liệu chất đốt cho sinh hoạt gia đình và chất đốt công nghiệp.

CNG là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là metane CH4 được lấy từ những mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250atm) để tồn trữ. Do không có benzene và hydrocarbon thơm kèm theo, nên khi đốt, hai loại nhiên liệu này không giải phóng nhiều khí độc như NO2, CO…, và hầu như không phát sinh bụi. Ngoài ra, chúng cũng không gây đóng cặn tại bộ chế hòa khí của các phương tiện, do đó kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng động cơ và khi cháy không tạo màng.

Trên thế giới, CNG sẽ là công nghệ chủ lực của ngành công nghệ dầu khí, bởi nhiên liệu này có thành phần là metane điều kiện cháy lý tưởng hơn propane và butan. CNG đạt chỉ số nén là 120 so với 110 của LPG, trong khi loại xăng cao cấp nhất cũng chỉ đạt 95.


 Khí thiên nhiên nén CNG đã được sử dụng phổ biến cho nhiên liệu phương tiện ôtô và làm chất đốt công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới như khu vực Nam Mỹ, Bác Mỹ, New Zeeland, Ấn độ, Pakistan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, lndonesia, Thái Lan…

Một lợi thế của khí CNG hiện nay là giá thành khá thấp, chỉ bằng khoảng 20-30% so với LPG. Đây chắc chắn là nhiên liệu rẻ, sạch làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các thành phố lớn và các khu công nghiệp, đặc biệt trong tình hình giá xăng dầu tăng cao trong những năm gần đây.

Nhà máy khí thiên nhiên CNG đầu tiên ở Việt Nam

Nhà máy khí thiên nhiên CNG, với vốn đầu tư 9,7 triệu USD được Công cổ phần CNG Việt Nam đầu tư tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là đơn vị đầâu tiên ở Việt Nam được cấp phép sản xuất CNG vào tháng 5-2007. Công suất ban đầu của nhà máy là nén 30 triệu m3 khí/năm. Công suất này sẽ được nâng lên 250 triệu m3/năm. Nhà máy giải quyết việc làm cho 120 lao động.

Công ty cổ phần CNG Việt Nam được thành lập bởi các cổ đông là các công ty trong Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam), một số công ty khác của Việt Nam và công ty IEV Energy (Malaysia) là công ty chuyển giao các công nghệ, kinh nghiệm kinh doanh CNG cho Công ty CP CNG Vietnam.

Khí tự nhiên được xử lý tại Trạm xử lý Dinh Cố Bà Rịa, sau đó dẫn về Trung âm phân phối Phú Mỹ, hệ thống này do PVGas quản lý vận hành. Khí được dẫn vào trạm nén, nén vào bồn chứa đặt trên xe chuyên dụng, vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Dự án CNG cung cấp cho các hộ công nghiệp xa tuyến ống đòi hỏi rất cao về tính cung ứng liên tục, đảm bảo không gây gián đoạn cho dây chuyền sản xuất của khách hàng, do vậy thiết bị sản xuất CNG đạt được độ tin cậy rất cao. Đây được coi là hệ thống ống “ảo” đưa khí thiên nhiên đến những nơi chưa có cơ hội tiếp cận với đường ống dẫn khí chính.

Nhà máy khí thiên nhiên CNG được coi là nhà máy đột phá cho việc sử dụng khí thiên nhiên, năng lượng rẻ và sạch, góp phần phát triển bền vững cho các công ty đang hoạt động tại Việt Nam.